Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là các yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch. Một người mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nào đó có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh chứ không phải là chắc chắn sẽ bị bệnh. Thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân. Người ta nhận thấy ngày càng có nhiều các nguy cơ tim mạch xuất hiện. Sau đây là danh sách của các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, đã được thừa nhận.

tim mạch việt nam

Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch:

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

• Tuổi
• Giới
• Di truyền (gia đình có người bị bệnh tim mạch khá sớm)

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

• Tăng huyết áp
• Rối loạn lipid (mỡ) máu
• Hút thuốc lá
• Thừa cân, Béo phì
• Giảm dung nạp đường/ Đái tháo đường
• Lười vận động

Một số yếu tố nguy cơ có thể

• Căng thẳng
• Estrogen
• Tăng đông máu
• Rối loạn các thành phần Apo Protein máu
• Uống rượu quá mức
• Hói sớm và nhiều đỉnh đầu ở nam
• Mạn kinh sớm ở nữ
• Chủng tộc…

Làm thể nào ước lượng được yếu tố nguy cơ?

các yếu tốt nguy cơ bệnh tim mạch

Có nhiều cách để tính nguy cơ bạn có thể mắc bệnh tim mạch thế nào? Dựa trên các nghiên cứu lớn trên thế giới, người ta đã xây dựng được một số thang điểm để dự đoán khả năng tim mạch trong vòng 10 năm tới ra sao? Hai thang điểm phổ biến hiện được dùng là thang điểm Framingham hoặc EURO – Score. Nhìn chung các thang điểm này đều dựa trên các thông số như tuổi, giới tính, huyết áp, cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá… Ví dụ bạn 45 tuổi, nam giới, đang hút thuốc lá, huyết áp 140 mmHg, cholesterol toàn phần là 170 mg/dL, HDL-C là 70 mg/dL thì nguy cơ bạn bị một biến cố tim mạch trong 10 năm tới là 6% theo thang điểm Framingham.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được

yếu tố mắc bệnh tim mạch không thể thay đổi được

Tuổi

Nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tăng lên khi tuổi đời bạn cao hơn. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tuổi tác là một trong những yếu tố dự đoán bệnh tật quan trọng nhất. Hơn nửa số người bị đột quỵ tim mạch và tới 4/5 số người bị chết vì đột quỵ có tuổi >65. Tất nhiên là bạn không thể giảm bớt tuổi đời của mình được nhưng việc ăn uống điều độ và sinh hoạt hợp lý có thể giúp làm chậm lại quá trình thoái hoá do tuổi tác gây ra.

Giới tính

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác cao hơn so với nữ giới ở tuổi trẻ. Tuy nhiên, nữ giới tuổi cao, sau mạn kinh cũng có nguy cơ bị bệnh tim mạch không khác nhiều so với nam giới. Hiện nay, bệnh tim mạch ở nữ giới đang trở thành vấn đề đáng báo động vì sự chủ quan của chính chúng ta.

Yếu tố di truyền

Những bằng chứng nghiên cứu cho thấy những người có yếu tố di truyền (gia đình) bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ (nam trước 55 tuổi và nữ trước 65) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn những người khác. Yếu tố di truyền còn bao gồm cả vấn đề chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi thường bị mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp cao hơn so với người Mỹ da trắng.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được

tăng huyết áp

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp nhất và cũng là yếu tố nguy cơ được nghiên cứu đầy đủ nhất. THA là nguy cơ mạnh nhất gây các biến cố tim mạch. Đây được coi là kẻ giết người thầm lặng. Huyết áp tăng thường không có triệu chứng gì và gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm . Tăng huyết áp lại thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, tăngcholesterol, triglycerid trong máu và đái tháo đường.

Trong các rối loạn, một rối loạn này có thể là nguy cơ của rối loạn khác và ngược lại. Việc điều trị tốt tăng huyết áp giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ của nó. Vấn đề đặt ra là kết quả điều trị tăng huyết áp không chỉ phụ thuộc vào việc dùng thuốc mà việc điều chỉnh lối sống như giảm cân nặng, hạn chế muối, tập luyện đều… cũng góp phần không thể thiếu được.

Tăng cholesterol trong máu và cácrối loạn lipid liên quan

Tăng hàm lượng các chất lipid (mỡ) trong máu (cholesterol và triglycerid) rất thường gặp và là một trong những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được quan trọng bậc nhất của bệnh tim mạch. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol. Trong đó, hai thành phần quan trọng nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Khi nồng độ LDL-C tăng là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ bạn. Khi hàm lượng HDL-C trong máu càng thấp thì nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao.

Tăng triglycerid, một thành phần mỡ máu khác, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các rối loạn lipid máu lại thường đi kèm các nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp… Việc đánh giá (xét nghiệm) nồng độ các thành phần lipid máu là rất quan trọng, nên làm ở tuổi sau 40. Chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục đều, nếu cần phải dùng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu và điều chỉnh các nguy cơ khác (nếu có) đi kèm là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Hút thuốc lá

hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch

Hút thuốc lá, thuốc lào là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ,… Kể cả khi người hút thuốc thường gầy và có huyết áp thấp hơn những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn gây ung thư phổi và các bệnh lí khác. Nếu bạn hút thuốc thì hãy bỏ ngay. Từ bỏ thuốc lá là một biện pháp được chứng minh rất hiệu quả để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Việc hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc do người khác hút) cũng có nguy cơ không kém.

Thừa cân/Béo phì

Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành các yếu tố nguy cơ khác. Cân nặng lý tưởng dựa trên chiều cao và cân nặng để tính ra chỉ số BMI. Bên cạnh đó, vòng bụng là một trong chỉ số quan trọng. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…. Tốt nhất bạn nên giữ vòng bụng < 90cm (nam) và < 75cm (nữ).

Đái tháo đường và kháng insulin

Những người mắc bệnh đái tháo đường có tỉ lệ mới mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn người bình thường. Bản thân người bệnh đái tháo đường cũng thường chết vì nguyên nhân tim mạch. Ngay cả khi lượng đường trong máu chỉ mới tăng nhẹ thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Đái tháo đường và đề kháng Insulin làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch. Hậu quả, là thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó. Việc điều trị khống chế tốt đường huyết sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim mạch.

Lười vận động

lười vận động

Lối sống tĩnh tại được coi là một nguy cơ của các nguy cơ tim mạch. Vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 30′ mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ tim mạch. Người ta đã chứng minh tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim. Đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim. Tập luyện dường như cũng có tác động tích cực tới các yếu tố nguy cơ khác. Hình thức luyện tập được khuyến cáo là tập đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút, tập đủ mạnh …

Vấn đề uống rượu

Hiện nay, các khuyến cáo cho rằng, nếu sử dụng điều độ, rượu không gây nguy cơ tim mạch. Trong chừng mực nào đó có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Có lẽ rượu đã làm tăng lượng HDL-C trong máu (rượu vang đỏ). Nếu uống quá nhiều (khoảng 60ml rượu vang, 300ml bia, hoặc 30ml rượu nặng) mỗi ngày thì có thể có hại cho sức khoẻ. Lúc đó rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan và các rối loạn về tim mạch.

5 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*