Triglyceride là gì? Ảnh hưởng như nào đến sức khỏe con người?

Closeup on hands of medical doctor holding blood sample and making notes

Triglyceride là một trong 4 chỉ số quan trọng xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của nó trong việc chẩn đoán sức khỏe. Dưới đây là những thông tin chi tiết về chỉ số máu Triglycerides và cách phòng ngừa Triglyceride cao hiệu quả.

Triglyceride

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể vẫn tiêu thụ hàng ngày (chiếm 95%). Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Triglyceride thường được tìm thấy trong xét nghiệm máu. Khi cơ thể tiêu hóa, Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol tạo thành năng lượng. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và mỡ. Việc tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số Triglyceride cao và có hại cho sức khỏe. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số Triglyceride cao cảnh báo nguy mỡ máu, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ…

2. Chỉ số máu Triglycerides bao nhiêu là bình thường?

Triglyceride bao nhiêu là bình thường

Thông qua xét nghiệm máu người bệnh có thể xác định chỉ số Triglycerides trong cơ thể. Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, có 4 mức độ đánh giá chỉ số triglyceride trong máu như sau:

Mức bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).

Mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L).

Chỉ số cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L).

Chỉ số rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

3. Chỉ số Triglycerides cao có nguy hiểm gì không?

Triglyceride cao gây xơ vữa động mạch

Mỗi người sẽ có mức chỉ số máu Triglyceride  khác nhau. Khi chỉ số Triglyceride tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và gây biến chứng nguy hại  sức khỏe như:

  • Viêm tụy: Chỉ số triglyceride cao có thể gây sưng tụy gây ra đau bụng dữ dội, sốt, nôn mửa. Nếu rò rỉ dịch tiêu hóa ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa tính mạng.
  • Tiểu đường tuýp 2: Triglyceride cao là một phần của hội chứng chuyển hóa, bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và lượng đường trong máu cao. Khi triglyceride tăng cao àm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lên gấp 5 lần.
  • Bệnh tim:Chỉ số triglyceride cao và hội chứng chuyển hóa làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Lượng chất béo cao trong máu tích tụ bên trong mạch máu gây cản trở việc mang oxy đến cơ tim.
  • Đột quỵ: Đây là tổn thương não do giảm cung cấp máu đột ngột cho các tế bào não. Chỉ số triglyceride tăng cao gây hạn chế lưu lượng máu trong các mạch cung cấp cho não. Gây ra đột quỵ
  • Ảnh hưởng gan: Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mãn tính. Điều này có thể dẫn đến sẹo trong gan vĩnh viễn, suy gan, ung thư gan… đe dọa đến tính mạng.
  • Mất trí nhớ:  Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não, góp phần tích tụ một loại protein độc hại gọi là amyloid.

4. Cách điều chỉnh khi chỉ số Triglyceride cao?

bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa Triglyceride

Hiện nay chỉ số cao là tình trạng rất phổ biến. Để bảo vệ sức khỏe tốt cần duy trì chỉ số ở mức thấp hoặc bình thường. Dưới đây là những phương pháp giúp điều chỉnh chỉ số Triglyceride cao, bảo vệ sức khỏe mà bạn cần lưu ý:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyên sức khỏe ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để gia tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thịt hun khói…
  • Hạn chế ăn đường.
  • Nên sử dụng những thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
  • Ăn nhiều cá hơn thịt, nhất là những loại có chứa nhiều omega – 3 như cá hồi, cá thu, cá hồi…
  • Tránh xa rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Nếu đang mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó bạn nên sử dụng các sản phẩm Đông y chiết xuất thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan, bình ổn huyết áp để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe mà không gây ra các dụng phụ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*