Huyết áp bao nhiêu là cao? Nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp cao là một bệnh thường gặp, ở đó máu chảy qua các động mạch gây ra mức áp suất cao hơn so với bình thường.

Huyết áp được ghi nhận là 2 con số, viết như là một tỉ lệ như thế này:

con số biểu thị huyết áp

Trong đó:

 Tâm thu (số bên trên): Tượng trưng cho áp suất trong lòng động mạch khi tim đập.

 Tâm trương (số bên dưới): Tượng trưng cho áp suất trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập và bơm máu.

Hai con số này rất quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn.

1. Phân loại huyết áp theo cấp độ

Có thể dựa vào bảng sau để xác định tình trạng huyết áp của bạn.

các loại huyết áp

Tiền cao huyết áp: Khi huyết áp tâm thu của bạn là giữa 120 và 139 mm Hg hoặc tâm trương của bạn là giữa 80 và 89, có nghĩa là huyết áp của bạn đã ra khỏi phạm vi bình thường và có khả năng phát triển thành huyết áp cao giai đoạn 1. Giai đoạn này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Không nhất thiết phải uống thuốc khi ở giai đoạn tiền cao huyết áp. Tuy nhiên bạn cần chú ý điều chỉnh lối sống sao cho khoa học, lành mạnh. Áp dụng chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên giúp điều chỉnh huyết áp về ngưỡng an toàn. Đây là tiền đề ngăn ngừa phát triển thành tăng huyết áp giai đoạn 1.

Tăng huyết áp giai đoạn 1: Khi huyết áp tâm thu ở mức giữa 140 và 159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương đạt từ 90 đến 99 mmHg.

Tăng huyết áp giai đoạn 2: Nếu huyết áp tâm thu cao hơn hoặc bằng 160 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương ở mức lớn hơn hoặc bằng 100 mmHg. Lúc này bắt buộc phải dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên bạn không nên chỉ phụ thuộc vào thuốc mà cần kết hợp thay đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe.

Mức độ cực kỳ nguy hiểm: Huyết áp trên 180/110 mmHg sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Huyết áp trong phạm vi này cần phải điều trị khẩn cấp và có sự chăm sóc đặc biệt. Nếu không bạn có thể đối mặt với những triệu chứng như: tức ngực, khó thở, mờ mắt, chóng mặt, đau đầu,  … và cuối cùng là đột quỵ tại chỗ.

2. Phân loại huyết áp theo lứa tuổi

 

Huyết áp thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như chiều cao, cân nặng, tuổi tác, sinh hoạt… Chẳng hạn tuy cùng trị số huyết áp 140/90 nhưng ở người chưa tròn 30 tuổi sẽ nghiêm trọng hơn người đã >60. Bởi huyết áp ít nhiều phải tăng theo tuổi đời. Huyết áp cùng là 130/80 nhưng với người cao <1,5m, cân nặng <40 kg được coi là mức lý tưởng. Nhưng nếu đối tượng cao 1,7 m và nặng >70 kg thì sẽ không thể coi là mức lý tưởng. Huyết áp dao động theo nhịp sinh học, nghĩa là thay đổi nhiều lần trong ngày. Do vậy, người bệnh nên đo huyết áp vài lần/ngày, ghi lại các kết quả đưa cho bác sĩ.

Dưới đây là bảng huyết áp trung bình lý tưởng theo độ tuổi. Dựa vào bảng giúp bạn có thể kiểm soát huyết áp và dự phòng những biến chứng nghiêm trọng.

huyết áp theo độ tuổi

3. Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

huyết áp cao

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, mắt và các mạch máu. Cụ thể:

  • Suy tim:Thống kê cho thấy, có tới 90% các trường hợp mới mắc suy tim có tiền sử bị cao huyết áp. Khi tim thường xuyên gắng sức để chống lại sức cản của thành mạch, khiến cơ tim dày lên và mất tính đàn hồi. Sau đó nó trở nên phì đại và mỏng hơn, làm giảm khả năng hoạt động của tim. Cuối cùng dẫn đến to tim, suy tim.
  • Tai biến mạch máu não:Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 10 lần. Đây cũng là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ. Tăng huyết áp làm các mạch máu nhỏ trong não bị suy yếu, khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng máu đến não gây tình trạng thiếu máu não, hoa mắt, chóng mặt,… nặng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ, đứt mạch máu não dẫn đến liệt, xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và tử vong.
  • Suy giảm thị lực, suy thận: bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận. Bệnh làm hẹp động mạch thận khiến cho thận mất chức năng lọc, từ đó gây suy thận.
  • Gây bệnh về mắt: Khi tăng huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng. Bao gồm cả các mạch máu tới mắt, gây ra các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*